Cà phê chồn là gì? Cà phê chồn tiếng Anh là gì?
Cà phê chồn có tên gọi như vậy vì phần thịt và vỏ bên ngoài hạt cà phê là một trong những món ăn ưa thích của loài chồn. Hơn nữa, loại động vật này thính giác rất nhạy cảm nên thường lựa những hạt chín đỏ mới ăn, nên cà phê chồn gián tiếp được lựa chọn khắt khe và chất lượng hơn. Những hạt cà phê bao gồm cả nhân và lớp vỏ lụa không được tiêu hóa trong dạ dày của chồn và thải ra bên ngoài một cách nguyên vẹn. Nhưng hương vị có thay đổi nhẹ, lớp vỏ lụa của hạt cà phê chồn có màu khá đỏ và đậm hơn so với hạt cà phê thường.
Thành phầm cà phê chồn đặc sản độc đáo
Theo một số nghiên cứu cho thấy vỏ lụa của hạt cà phê chồn cứng và giòn hơn, khi rang thì những chất đường tác động lên protein bị bẻ gãy và tạo ra hương vị cà phê chồn khác biệt. Tiếng Anh gọi hạt cà phê chồn là Kopi Luwak, Kopi Muncak, Kopi Muntjak… Ở vùng Tây Nguyên Việt Nam, tiếng Ê Đê gọi là Mijia. Cà phê chồn tiếng Anh sẽ gọi là Weasel Coffee.
Hương vị cà phê chồn thanh béo nhẹ, giảm bớt độ chua so với hạt cà phê bình thường. Do số lượng chồn hoang dã ngày trở nên ít hơn nên giá thành cà phê chồn trở nên đắt hơn. Thế nhưng, kể từ năm 2013 người Tây Nguyên đã phát minh quy trình sản xuất cà phê chồn tối ưu nên đã khiến giá thành cà phê này rẻ hơn được một chút. Vậy bạn có biết nguồn gốc của cafe chồn không?
Thành phầm cà phê chồn đặc sản độc đáo |
Cách sản xuất cà phê chồn
Để sản xuất được một mẻ cà phê chồn, người làm cần chuẩn bị các giai đoạn kỹ càng, vệ sinh sạch sẽ để có những mẻ cà phê chất lượng.
Mỗi ngày con chồn sẽ tiêu thụ khoảng 20 – 30gr hạt cà phê và sản xuất khoảng 10gr cà phê chồn đạt chuẩn. Chúng thường ăn vào buổi xế chiều và thải nhân vào buổi tối.
Sau khi hạt cà phê được tạo ra từ con chồn, người thu gom sẽ mang chúng ra phơi khô ngoài nắng và rửa sạch phân chồn dính xung quanh để lấy hạt cà phê bên trong.
Tiếp đến, cà phê chồn được cho vào quạt gió để sấy khô và loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. Lúc này hạt cà phê thường có màu xanh lá nhạt và cứng.
Cuối cùng, hạt cà phê được mang đi rang ở nhiệt độ phù hợp, đúng thời gian và đúng quy trình để tạo ra hương vị cà phê chồn chất lượng, thơm mà không bị đắng hay chát.
Thế nhưng, chồn hoang dã ngày nay càng khan hiếm dần nên người ta đã thay thế quy trình sản xuất hạt cà phê tự nhiên. Điểm đặc biệt là chồn không ăn cà phê hằng ngày mà cách 3 ngày chúng ăn một lần, những ngày còn lại chúng ăn cháo, súp… để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cà phê.
Mỗi ngày con chồn sẽ tiêu thụ khoảng 20 – 30gr hạt cà phê và sản xuất khoảng 10gr cà phê chồn đạt chuẩn. Chúng thường ăn vào buổi xế chiều và thải nhân vào buổi tối.
Xem thêm Nguồn bài đăng bởi : http://bit.ly/2Ip4ptX
Đăng nhận xét